Trang

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Bác Tây

Khánh Hòa ngày 15 tháng 5
Tôi đã gặp lại một người khách du lịch người ngoại quốc trên bãi biển Đại Lãnh. Đây là lần thứ 3 tôi có dịp gặp lại ông trên bãi biển, lần đầu chỉ là một câu chào xã giao mà tôi thường hay chào khi gặp người quen cũng như người lạ. Lần thứ 2 tôi đã giúp ông trong quán cơm đối diện nơi tôi ở và lần thứ 3 là trên bãi biển. Tôi đã tiến lại gần bắt chuyện với ông một cách rất tự nhiên, đây cũng là ưu điểm tôi nghĩ mình có được khi học tiếng Anh. Chúng tôi nói chuyện như những người bạn, không có khoảng cách về tuổi tác cũng như về ngôn ngữ. Ông là người thầy giáo dạy Toán ở đất nước Tây Ban Nha, ông hơn tuổi bố tôi vài tuổi. Ông qua Việt Nam lần đầu tiên, và đang đi du lịch bằng mô tô từ Cà Mau tới Khánh Hòa và có thể ra tới Hà Nội. Tôi đã kể cho ông nghe về công việc của chúng tôi ở đất Đại Lãnh này. Chúng tôi đến đây để làm dự án xây dựng hầm đèo Cả và hầm Cổ Mã. Công  việc rất vất vả vì phải thường xuyên xa gia đình, thậm chí có người cả năm gặp vợ con 1 lần. Tuy vất vả nhưng chúng tôi rất tự hào về nghề của mình vì giúp xã hội rút ngắn được quãng đường đi lại khi đi trên những con đèo dài mà không mấy an toàn.Tôi cũng đã kể cho ông nghe về dân cư sống ở quanh đây, họ sống bằng nghề chài lưới, quanh năm bám biển để sống, cuộc sống của họ chẳng được đầy đủ. Tôi cũng đã dẫn ông đi thăm công trình, nơi mà chúng tôi đang ngày đêm thi công. Ông cũng đã khen người Việt Nam giỏi, có thể đào khoét một quả núi dài 4-5km để làm đường không kém gì các nước Tây Âu. Mặt trời đã xế chiều, tôi mời ông qua nhà tôi dùng bữa cơm rau cá với gia đình tôi (các anh em trong xí nghiệp Sông Đà 10.4 và Ban Điều Hành dự án bao gồm cả tôi).
Ngày hôm sau ốm liệt giường, ai bảo hum trước nhảy xuống biển tắm khi người chưa khỏi ốm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét